BlogCông nghệ

Đối tượng nào phải nộp thuế tài nguyên?

0

Thuế tài nguyên không chỉ có vai trò tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần tăng cường quản lý trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Theo đó, doanh nghiệp không chỉ quan tâm về thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử, về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, về các loại thuế thông dụng như thuế GTGT, thuế TNCN,… mà còn nên tìm hiểu về thuế tài nguyên để nộp thuế theo đúng quy định. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi thuế tài nguyên là gì và đối tượng nào phải nộp thuế tài nguyên. Mời các bạn cùng theo dõi.

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, là số tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

thuế tài nguyên

1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Được quy định tại Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC, đối tượng chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên như sau:

– Khoáng sản kim loại.

– Khoáng sản không kim loại.

– Sản phẩm của rừng tự nhiên gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên; không bao gồm động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.

– Hải sản tự nhiên: động vật và thực vật biển.

– Nước thiên nhiên gồm: nước mặt và nước dưới đất; không bao gồm nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

Nước biển làm mát máy phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

– Yến sào thiên nhiên trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

– Tài nguyên thiên nhiên khác.

Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên.

2. Ai là người nộp thuế tài nguyên?

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC như sau:

a. Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Trong trường hợp này, người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Nếu tổ chức có Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế xác định theo văn bản đó.

Trường hợp tổ chức có Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế.

b. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh

Trường hợp này người nộp thuế là doanh nghiệp liên doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên do Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng.

c. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình, trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên.

Sự phát sinh số tài nguyên này có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này tổ chức, cá nhân phải khai, nộp thuế tài nguyên. Cơ quan tiếp nhận là cơ quan thuế tại địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác. 

Cách kê khai thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh 

Hàng nhập khẩu có cần kê khai thuế giá trị gia tăng không?

d. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện

Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện, không phân biệt nguồn vốn đầu tư phải nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này.

Nếu tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

e. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra

Trong trường hợp này, tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.

 

Những điểm cần lưu ý khi mua bán đất biệt thự

Previous article

Hóa đơn GTGT đặt in có áp dụng với DN mới thành lập?

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog