Blogtin tức

Hóa đơn giá trị gia tăng viết sai thì cần xử lý như thế nào?

0

Trong thực tiễn triển khai sử dụng hóa đơn, việc viết sai các tiêu thức trên hóa đơn là điều khó tránh khỏi. Một trong những sai sót thường gặp nhất đó chính là viết sai đơn giá, số lượng của hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp này, thì các bên sẽ phải tiến hành thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc tăng. Vậy, trong từng trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng có sai sót thì cần phải xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 32/2011 đã quy định cụ thể về việc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót trong từng trường hợp cụ thể. Việc xử lý sẽ chia thành các trường hợp như sau:

Xử lý hóa đơn điện tử viết sai khi chưa kê khai thuế

Đối với trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng và chưa kê khai thuế thì:

-Việc huỷ hoá đơn chỉ có thế thực hiện khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

-Việc huỷ hoá đơn có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hoá đơn đã hủy vẫn phải được lưu trữ để phục vụ việc tra cứu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

-Người bán lập hóa đơn điện tử mới theo quy định Thông tư này để gửi cho người mua, trên hoá đơn mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.

hóa đơn viết sai

Xử lý hóa đơn điện tử viết sai đã kê khai thuế

Trong trường hợp hóa đơn điện tử viết sai, đã tiến hành kê khai thuế và bên bán, bên mua mới phát hiện hóa đơn điện tử này có sai sót thì:

-Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.

-Đồng thời, người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.  Hoá đơn lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho HĐĐT số…, ký hiệu…

-Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

-Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Xử lý khi mất hoá đơn điện tử

Một trong những tình huống không mong muốn nhất là việc hóa đơn điện tử bị mất. Nếu trong tình huống này thì trong trường hợp các bên liên quan còn lưu trữ hóa đơn trên máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ khác thì người bán hoặc người mua có thể yêu cầu người bán, người mua hoặc các bên có liên quan để gửi lại hóa đơn.

Nếu người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử và không thể liên hệ với các bên có liên quan để được gửi lại hóa đơn thì người bán, người mua thực hiện báo cáo mất hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. 

Hóa đơn viết sai ngày tháng phải xử lý như thế nào?

Hàng nhập khẩu có cần kê khai thuế giá trị gia tăng không?

Như vậy có thể thấy, việc xử lý hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp có sai sót tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý hóa đơn có sai sót không làm ảnh hưởng, gián đoạn công việc của cả bên bán và bên mua thì các bên cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng về việc xử lý hóa đơn khi có sai sót. Việc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót về cơ bản cũng không có nhiều khác biệt so với việc xử lý hóa đơn giấy khi có sai sót.

Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp các cá nhân, doanh nghiệp nắm được những quy định cụ thể về việc xử lý hóa đơn giá trị gia tăng khi có sai sót.
 

Lưu ý khi thuê xe 45 chỗ giá rẻ tại Hà Nội

Previous article

Cách khử mùi ẩm mốc trong phòng kín đơn giản và cực kỳ hiệu quả

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog