BlogCông nghệtin tức

Nguyên tắc tạo lập hóa đơn theo Thông tư 39

0

Hiện tại các doanh nghiệp vẫn đang được triển khai sử dụng hóa đơn theo Thông tư 39/2014, tức là vẫn được sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy, các hình thức hủy hóa đơn điện tử, hủy hóa đơn giấy vẫn được sử dụng theo các quy định tại Thông tư 39. Vậy nguyên tắc tạo lập hóa đơn theo Thông tư 39/2014 được quy định như thế nào?

Theo Nghị định 51 hóa đơn điện tử, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư số 39/2014/TT-BTC, các tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hoá đơn tự in, hoá đơn điện tử, hoá đơn đặt in) để phục vụ việc kinh doanh.

Các nhóm đối tượng được sử dụng hóa đơn tự in

Theo quy định, đối tượng được sử dụng hóa đơn tự in bao gồm:

– Đã được cấp mã số thuế.

– Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

– Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền).

– Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in hóa đơn và phải kê khai đầy đủ cho cơ quan thuế.

– Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã từng bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt đầy đủ.

– Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện.

Các nhóm đối tượng được sử dụng hóa đơn đặt in

Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu trên, các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật được phép tạo hóa đơn đặt in, hoặc mua hoá đơn đặt in của cơ quan thuế.

Tổ chức không nằm trong các đối tượng kể trên, không mua hóa đơn của cơ quan thuế và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được phép dùng hóa đơn đặt in.

Tạo hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn đang được triển khai sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay và tiến tới thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy.

Hoá đơn điện tử được tạo lập và xử lý trên hệ thống máy tính của các tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ đã được cấp mã số thuế và hoá đơn điện tử được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử phải được dùng theo đúng các quy định pháp luật. Hiện tại, việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử vẫn đang được thực hiện theo Thông tư 32/2011, Thông tư 39/2014, Nghị định 119/2018 và Thông tư 69/2018. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/11/2020 các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và việc triển khai sử dụng sẽ tuân thủ theo các quy định tại Thông tư 68/2019 và Nghị định 119/2018. Việc quản lý và sử dụng hoá đơn điện tử cũng cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thay đổi điều kiện chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp Sau khi phát hành bao lâu thì DN được sử dụng hóa đơn điện tử?

Sử dụng hóa đơn điện tử mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội như tiết kiệm thời gian, công sức và các khoản chi phí. Đặc biệt, hóa đơn điện tử là giải pháp hoàn hảo giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, giúp các doanh nghiệp triển khai và sử dụng hóa đơn hiệu quả, giúp các cơ quan thuế dễ dàng hơn trong công việc quản lý hóa đơn. Bên cạnh đó, sử dụng hóa đơn điện tử cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tối đa tình trạng sử dụng hóa đơn khống, hóa đơn giả. Bởi người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc tra cứu hóa đơn, nhận biệt được hóa đơn điện tử hợp pháp, hợp lệ một cách dễ dàng và nhanh chóng.

 

Tác dụng của hoa tam thất: Bông hoa thần kì cho một sức khỏe tốt

Previous article

Máy chia cuộn khổ nhỏ thông dụng hiện nay

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog