Du lịch

Du lịch Tây Nguyên và sức hút của văn hóa cồng chiêng

0

Du lịch và kiến thức luôn là hai phạm trù gắn liền với nhau. Bởi việc đi đây đó ngoài mang lại cho chúng ta những khoảng thời gian thư giãn cũng mang đến thêm nhiều hiểu biết về văn hóa, lịch sử và địa lý. Văn hóa công chiêng là di sản thứ hai sau Nhã nhạc cung đình Huế, cũng là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào thường được rất nhiều người yêu thích khi đến với mảnh đất Tây Nguyên.

Nguồn gốc

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã ra đời từ ngàn đời xưa cách đây khoảng 3000 năm, tồn tại và phát triển theo những thăng trầm của lịch sử đất nước. Nó gắn bó thân thiết với người dân Tây Nguyên từ lâu đời nay, được người dân nơi đây giữ gìn và thổi hồn nên những giai điệu mạng đậm nét truyền thống vùng quê này.

Văn hóa nơi đây cũng là một trong những đóng góp, làm dày và làm đa dạng thêm văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là một sự tự hào không hề nhỏ đối với những người con Việt khắp mọi miền Tổ quốc.

Đặc điểm

Cồng chiêng Tây Nguyên là một hình nhạc cụ độc đáo và vui nhộn. Nó là một phần không thể thiếu trong giá trí tinh thần của người Tây Nguyên hay nó được mệnh danh là “linh hồn” của vùng đất này.

Văn hóa cồng chiêng là tập hợp của các dàn cồng chiêng lấy thang bồi làm cơ sở và trong mỗi biên chế của từng dân tộc thuộc vùng Tây Nguyên khác nhau, nó mang số lượng các âm khác nhau: có thể là 4, 5 âm hay 6 âm. Vì vậy, khi cồng chiêng cất lên, âm sắc nghe rất vang và có chiều sâu khi được kết hợp thêm một số nhạc cụ dân tộc như: sáo bầu giả ngọc, khèn, trống…

Mỗi khi đánh cồng hòa vào dàn nhạc, mỗi người dân Tây Nguyên cũng chính là người nghệ sĩ với đôi bàn tay uyển chuyển, linh hoạt gõ vào mặt cồng như đang thổi hồn vào nó. Người nghệ nhân phải kết hợp nhanh nhẹn cả 2 bàn tay vừa đánh, vừa bóp vành rồi buông ra như cách nhấn nhá, ngân nga một giai điệu.

Trang phục biểu diễn

Trong các dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có sự đa dạng và phá cách riêng của mình về trang phục biểu diễn khác nhau.

Nam giới thường mặc áo chui qua đầu, không có cánh tay, có thêm những họa tiết viền còn nữ thì trang phục của họ luôn cầu kì hơn so với nam. Đôi khi, họ cũng mặc những chiếc áo thổ cẩm không có cánh tay nhưng chủ yếu là váy truyền thống nhiều hoa văn và đường viên bao quanh váy, kèm thêm những đồ trang sức nhỏ.

Chính sự đa dạng về trang phục biểu diễn đã tạo nên cái riêng của con người Tây Nguyên, nó cũng là điểm để phân biệt những con người vùng đất này với những người miền xuôi hay các vùng dân tộc thiểu số khác.

Tham khảo một số set vali du lịch cho cả gia đình: best samsonite carry on luggage

Giá trị văn hóa

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng là một di sản quý báu của con người nơi đây. Nó như một người bạn để họ xua tan đi những khó nhọc, bộn bề trong công việc. Nó thay lời nói lên tiếng nói, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, làm tăng sự đoàn kết, đùm bọc giữa các tộc người.

Đối với người dân và đất nước Việt Nam, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một nét đẹp văn hóa cần phải giữ gìn và phát huy bởi không phải dân tộc thiểu số nào cũng có một nét đẹp riêng của mình. Hơn vậy, nó góp phần vào kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc, là một trong những nét đạp hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Văn hóa cồng chiêng, cùng với những phong cảnh núi rừng hung vĩ và những đặc sản độc đáo là những điểm ấn tượng nơi rừng núi Tây Nguyên. Cũng chính những điều đó biến Tây Nguyên trở thành một địa điểm du lịch đáng đến thăm và trải nghiệm trong mùa du lịch này.

Các trò chơi lớn tập thể thú vị

Previous article

Top 5 Thương Hiệu Loa Tốt Nhất Để Sử Dụng Cho Quán Cafe

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Du lịch